忍者ブログ

itp pharma

Covid-19 nặng: Các điểm lâm sàng chính, Vấn đề lâm sàng

×

[PR]上記の広告は3ヶ月以上新規記事投稿のないブログに表示されています。新しい記事を書く事で広告が消えます。

Covid-19 nặng: Các điểm lâm sàng chính, Vấn đề lâm sàng

Bài viết COVID-19 nặng được dịch bởi Bác sĩ Đặng Thanh Tuấn từ bài viết gốc: Severe COVID-19

Các điểm lâm sàng chính

Đánh giá và xử trí COVID-19 nặng:

  • Bệnh nhân mắc bệnh nặng coronavirus 2019 (COVID-19) có thể trở nên nặng hơn với hội chứng nguy kịch hô hấp cấp tính thường bắt đầu khoảng 1 tuần sau khi bắt đầu các triệu chứng.
  • Quyết định khi nào bệnh nhân bị COVID-19 nặng nên được đặt NKQ là một phần quan trọng cần thiết của việc chăm sóc.
  • Sau khi đặt NKQ, bệnh nhân nên được thông khí bảo vệ phổi với áp lực bình nguyên nhỏ hơn hoặc bằng 30 cm nước và với thể tích khí lưu thông dựa trên chiều cao của bệnh nhân.
  • Nằm sấp là một chiến lược điều trị tiềm năng cho tình trạng giảm oxy máu kháng trị.
  • Huyết khối và suy thận là những biến chứng đã được nhận biết rõ của bệnh COVID-19 nặng.
  • Cần có dữ liệu từ các thử nghiệm ngẫu nhiên để cung cấp thông tin về lợi ích và rủi ro của các liệu pháp điều hòa miễn dịch hoặc kháng vi-rút đối với bệnh COVID-19 nặng; tính đến giữa tháng 5 năm 2020, không có thuốc nào nào được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm phê duyệt để điều trị cho những bệnh nhân này.
  • Dữ liệu sơ bộ từ một thử nghiệm ngẫu nhiên, có đối chứng với giả dược liên quan đến bệnh nhân bị COVID-19 nặng cho thấy rằng thuốc kháng vi-rút remdesivir rút ngắn thời gian hồi phục.

”Một người đàn ông 50 tuổi, trước đây khỏe mạnh đến khoa Cấp cứu với tình trạng khó thở nặng hơn trong 2 ngày. Anh ấy đã bị sốt, ho và mệt mỏi trong suốt một tuần trước khi nhập viện. Anh ấy có vẻ ốm nặng. Nhiệt độ cơ thể là 39,5°C (103°F), nhịp tim 110 nhịp mỗi phút, nhịp thở 24 nhịp thở mỗi phút và huyết áp 130/60 mm Hg. Độ bão hòa oxy là 87% trong khi bệnh nhân đang thở không khí xung quanh. Số lượng bạch cầu là 7300 trên mỗi microlit với giảm bạch cầu lympho. Chụp X quang phổi cho thấy các vết mờ loang lổ hai bên trong nhu mô phổi. Xét nghiệm phản ứng chuỗi-polymerase-sao chép ngược phát hiện sự hiện diện của RNA coronavirus 2 (SARS-CoV-2) gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng trong một phết mũi họng. Bạn sẽ đánh giá và xử trí trường hợp này như thế nào?”

Hình 1. Lịch trình các triệu chứng của bệnh do Coronavirus nặng 2019 (COVID-19).
Hình 1. Lịch trình các triệu chứng của bệnh do Coronavirus nặng 2019 (COVID-19).

”Đường viền bên trái của các ô màu hiển thị thời gian trung bình để bắt đầu các triệu chứng và biến chứng. Có sự khác biệt lớn về thời gian của các triệu chứng và biến chứng. Phỏng theo Zhou và cộng sự [2] và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh [1]”

Vấn đề lâm sàng

Các triệu chứng ban đầu phổ biến nhất của bệnh do coronavirus 2019 (COVID-19) là sốt, ho, mệt mỏi, chán ăn, đau cơ và tiêu chảy [1] Bệnh nặng thường bắt đầu khoảng 1 tuần sau khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng. Khó thở là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh nặng và thường đi kèm với giảm oxy máu [2,3] (Hình 1).

Đặc điểm nổi bật của COVID-19 là tình trạng suy hô hấp diễn tiến nhanh chóng ngay sau khi bắt đầu khó thở và giảm oxy máu. Bệnh nhân bị COVID-19 nặng thường đáp ứng các tiêu chuẩn của hội chứng nguy kịch hô hấp cấp (ARDS), được định nghĩa là khởi phát cấp tính của thâm nhiễm hai bên phổi, giảm oxy máu nặng và phù phổi mà không giải thích được đầy đủ do suy tim hoặc quá tải dịch. Đa số bệnh nhân bị COVID-19 nặng bị giảm bạch huyết, [5] và một số bị rối loạn hệ thần kinh trung ương hoặc ngoại vi [6] COVID- 19 nặng cũng có thể dẫn đến tổn thương tim, thận và gan cấp tính, ngoài ra còn gây loạn nhịp tim, tiêu cơ vân, rối loạn đông máu và sốc [7-9]

Những suy cơ quan này có thể liên quan đến hội chứng giải phóng cytokine, đặc trưng bởi sốt cao, giảm tiểu cầu, tăng kali huyết và tăng các dấu hiệu viêm khác [10]

Chẩn đoán COVID-19 có thể được thiết lập dựa trên tiền sử lâm sàng gợi ý và phát hiện SARS-CoV-2 RNA trong dịch tiết đường hô hấp. Chụp X quang ngực nên được thực hiện và thường cho thấy sự đông đặc hai bên hoặc hình kính mờ [11] (Hình 2).

Đối với mục đích dịch tễ học, COVID-19 nặng ở người lớn được định nghĩa là khó thở, tần số hô hấp ≥ 30 nhịp thở/phút, độ bão hòa oxy trong máu ≤ 93%, tỷ lệ PaO2:FiO2 < 300 mm Hg, hoặc thâm nhiễm hơn 50% phế trường trong vòng 24 đến 48 giờ kể từ khi bắt đầu các triệu chứng [12] Trong một nhóm lớn bệnh nhân bị COVID-19, 81% có bệnh nhẹ, 14% mắc bệnh nặng, và 5% bệnh nặng do suy cơ quan; tỷ lệ tử vong ở nhóm bệnh nặng là 49% [12] Phần lớn bệnh nhân bị bệnh nặng với COVID-19 được thở máy kéo dài [8]

Hình 2. Phát hiện X quang và Siêu âm của COVID-19 nặng.
Hình 2. Phát hiện X quang và Siêu âm của COVID-19 nặng.

”Chụp X quang ngực (hình A) cho thấy hình kính mờ và đông đặc hai bên. Chụp cắt lớp vi tính (CT) lồng ngực (hình B) cho thấy hình kính mờ hai bên. Siêu âm lồng ngực (hình C) cho thấy B-line (mũi tên); hình ảnh này do Tiến sĩ Christopher Parkhurst cung cấp. CT đầu (hình D) cho thấy nhồi máu não trái-lớn-hơn-phải (mũi tên).”

Những người có tình trạng bệnh lý mãn tính như bệnh tim mạch, đái tháo đường và béo phì có nhiều khả năng bị bệnh nặng do COVID- 19. Tỷ lệ mắc bệnh hiểm nghèo ở nam cũng cao hơn ở nữ và ở người trên 65 tuổi cao hơn ở người trẻ hơn.[13-15] Tuy nhiên, những người khỏe mạnh ở mọi lứa tuổi đều có thể bị ốm nặng với COVID-19.[13] Một dấu hiệu của Đại dịch COVID-19 là sự xuất hiện đột ngột của một số lượng bệnh nhân nặng chưa từng có trong một khu vực địa lý nhỏ.[12,14] Điều này có thể áp đảo nguồn lực chăm sóc sức khỏe địa phương, dẫn đến thiếu nhân viên được đào tạo, máy thở, liệu pháp thay thế thận và giường chăm sóc đặc biệt.

PR

コメント

プロフィール

HN:
No Name Ninja
性別:
非公開

カテゴリー

P R